Dị ứng da là bệnh ngoài da phổ biến thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Da bị dị ứng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn có khả năng để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem đâu là các triệu chứng dị ứng da và các loại dị ứng da thường gặp là gì. Để từ đó, bạn có thể chủ động tìm cách phòng tránh hiệu quả cũng như cách chữa trị kịp thời

Tài liệu tham khảo: Allergies and Hay Fever. Centers for Disease Control and Prevention. Accessed March 17, 2021.

an outline of a cloud

1. Đâu là biểu hiện của da bị dị ứng?

Da bị dị ứng có các triệu chứng dị ứng da đặc trưng như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, vùng dị ứng bị châm chích, nóng ran, ngứa và da bong tróc. Tình trạng da bị dị ứng thường không nguy hiểm, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nghiêm trọng. Khi bạn mắc bệnh da dị ứng, bạn có thể đồng thời xuất hiện bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn. 

Ngoài ra, khi không được điều trị đúng cách, các triệu chứng dị ứng da trở nên tồi tệ hơn như tình trạng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Điều này có nghe có vẻ đáng sợ và gây nhiều hoang mang; tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng đều có thể chữa khỏi được khi bạn có biện pháp phòng tránh kịp thời, cũng như tìm hiểu thêm về các loại dị ứng da thường gặp và triệu chứng dị ứng da để tự phòng ngừa cho bản thân.

Tài liệu tham khảo: What is a Skin Allergy? Intermountain Healthcare. Accessed March 17, 2021.

da bị dị ứng
an outline of a cloud

2. Những phản ứng khi da bị dị ứng

Bệnh da dị ứng xảy ra do hệ miễn dịch hoạt động phản ứng để chống lại một số tác nhân như bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa , thuốc hay các hóa chất trong mỹ phẩm, nước hoa,... để tiêu diệt chất gây dị ứng và bảo vệ cơ thể. Mặc dù các chất gây dị ứng có thể không gây hại cho cơ thể, phản ứng của hệ miễn dịch sẽ gây nên phản ứng kích thích ngoài da, phát ban và thường gây ngứa. Các loại dị ứng da thường gặp bao gồm:

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Là phản ứng da xảy ra khi da bạn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng . Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng xuất hiện có thể do các loại cây có khả năng gây kích ứng như cây thường xuân độc, cây sumac độc và cây sồi độc,... Ngoài ra, niken - một kim loại phổ biến trong đồ trang sức cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng khi tiếp xúc với da dẫn đến phát ban, nổi mẩn ngứa.

Các nốt phát ban này có các nốt phồng rộp và mụn nước, cảm giác rất đau và khó chịu. Bên cạnh đó, với những người có cơ địa da nhạy cảm, việc tiếp xúc thường xuyên với các chất gây kích ứng da như xà phòng, chất giặt tẩy mạnh, mỹ phẩm hoặc một số loại tinh dầu,... sẽ dễ có dấu hiệu phát ban trên các vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc. Các vết phát ban da đỏ có thể nóng, có nọc hoặc ngứa hay phồng to lên. 

Tài liệu tham khảo: Contact dermatitis. Mayo Foundation for Medical Education and Research. Accessed June 30, 2021.

Mề đay

Mề đay là những vết sưng hoặc vết lằn hình thành từ phản ứng dị ứng . Chúng có thể kéo dài đến sáu tuần. Các triệu chứng của mề đay thường thấy là da sưng đỏ, vết loang xuất hiện trên da đến từ hậu quả của dị ứng hoặc các lý do khác. Tình trạng nổi mề đay có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh gãi khiến da sưng nề và loang ra khắp cơ thể.

Tài liệu tham khảo: What Is an Allergic Skin Condition? Asthma and Allergy Foundation of America. Accessed March 17, 2021.

an outline of a cloud

3. Tại sao da bị dị ứng?

Có nhiều yếu tố có thể gây ra dị ứng da như dị ứng thức ăn, nhựa mủ, phấn hoa , đồ trang sức và các yếu tố môi trường. Vì thế, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ da bị dị ứng bằng cách thường xuyên theo dõi sự thay đổi của thời tiết và môi trường xung quanh nơi bạn sống. Da bị ứng do thời tiết xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí đột ngột thay đổi dẫn đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí. Chính những tác nhân đó sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng da. 

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn ngứa, nổi mề đay , ho, sổ mũi, chảy nước mũi, mắt sưng,... 

Tài liệu tham khảo:

  1. Allergy Facts and Figures. Asthma and Allergy Foundation of America. Accessed March 17, 2021.
  2. Contact dermatitis. Mayo Foundation for Medical Education and Research. Accessed June 30, 2021.
an outline of a cloud

4. Cách phòng tránh khi da bị dị ứng

Tránh tiếp xúc với các loại cây gây kích ứng

Việc tiếp xúc với các loại cây như cây thường xuân độc, cây sồi độc hoặc cây sumac độc gây ra tình trạng da bị dị ứng ảnh hưởng đến gần 50 triệu người mỗi năm. Bên cạnh đó, các loại cây có ba lá, năm, bảy và chín lá cũng những loại cây gây bệnh viêm da dị ứng phổ biến bạn cần lưu ý. Để tránh các triệu chứng dị ứng da, bạn hãy nhớ rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ngay sau khi tiếp xúc để có thể loại bỏ chất dính (urushiol) có khả năng gây mẩn ngứa, phát ban.

Thường xuyên theo dõi thời tiết

Cơ địa mỗi người là khác nhau - đặc biệt là khi nói đến các tác nhân khiến da bị dị ứng . Do đó, nếu cơ thể bạn dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi, bạn cần cẩn trọng với những thời điểm giao mùa. Đối với một số người, thì thời tiết nóng có thể là một nguyên nhân gây bệnh. Đối với những người khác, thời tiết lạnh và khô có thể gây ra phản ứng. Tuy nhiên, thời tiết lạnh hơn có thể làm khô da và khiến mọi người dễ bị phản ứng hơn. Vì vậy, bạn cần giữ ấm cho cơ thể cũng như giữ da được khô thoáng vào mùa nóng để ngăn ngừa da bị dị ứng nhé.

Ánh sáng mặt trời

Đối với một số người gặp bệnh viêm da dị ứng , ánh nắng mặt trời có thể hữu ích trong quá trình ngăn ngừa các tác nhân gây ra triệu chứng dị ứng da bằng tia cực tím. Tuy nhiên, đối với những người có làn da mẫn cảm thì ánh sáng mặt trời có thể là một tác nhân gây kích thích và khiến da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ. 

Để chống các tác động từ tia cực tím, bạn hãy nhớ luôn đội mũ và mặc quần áo chống nắng nếu bạn bị kích ứng với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, kem chống nắng cũng có thể là một người bạn đồng hành giúp bạn tránh được các triệu chứng dị ứng da. Nhưng cần lưu ý xem da bạn có bị kích ứng bởi các thành phần chất hóa học có trong kem chống nắng không nhé.

Nước cũng có thể gây dị ứng

Muối trong nước biển và clo có thể khiến da bị dị ứng , phát ban và gây khó chịu cho người gặp phải. Ngoài ra, nổi mề đay mẩn ngứa là một trong những triệu chứng dị ứng da dạng phát ban hiếm gặp, ít xảy ra sau khi chạm vào nước. Tuy nhiên, nếu da bạn có những biểu hiện nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cẩn trọng với phấn hoa, lông thú cưng và mạt bụi

Phấn hoa , lông thú cưng và mạt bụi có thể là những tác nhân kích ứng khiến da bị dị ứng và các triệu chứng đi kèm như ho, hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mắt. Nếu đây là những nguyên nhân gây ra dị ứng, bạn cần hạn chế tiếp xúc với chúng.

Hãy để thú cưng ra khỏi phòng ngủ của bạn, sử dụng vỏ ga giường bằng nhựa để ngăn chặn mạt bụi gây dị ứng. Đồng thời, luôn vệ sinh nhà cửa và giữ cho không gian sống của bạn sạch sẽ, đóng cửa sổ và hạn chế ra ngoài để tránh phấn hoa và các chất gây bệnh viêm da dị ứng khác.

Một số cách giúp giảm tình trạng da dị ứng da

Khi bạn gặp phải bệnh viêm da dị ứng , điều đặc biệt cần lưu ý là bạn nên hạn chế gãi vì việc đó có thể gây kích ứng thêm và khiến các triệu chứng dị ứng da của bạn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thuốc mỡ và kem corticosteroid có thể giúp giảm đau khi bị dị ứng, nó có thể hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng - đặc biệt là thuốc kháng histamine .

an outline of a cloud

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về bệnh viêm da dị ứng và có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khỏi các triệu chứng dị ứng da để bạn không lo da sẽ bị sẹo hay gặp tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo: What is a Skin Allergy? Intermountain Healthcare. Accessed March 17, 2021.

LMR-CH-20210727-19