Achoo! Nếu bạn luôn hắt hơi sau khi ôm chú chó hay cô mèo của mình nghĩa là bạn nằm trong số khoảng 20% những người bị dị ứng lông mèo, lông chó. Chó và mèo là thú cưng được rất nhiều gia đình ưa thích bởi tính cách và những ích lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên những bộ lông mềm mại của chúng lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây dị ứng lông mèo, lông chó.
1. Dị ứng lông chó mèo là gì?
Bệnh dị lông chó mèo có thể xảy ra với bất cứ ai. Khi gặp phải bệnh dị ứng lông chó mèo này, bạn sẽ có những triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,… và còn có thể xuất hiện mẩn đỏ trên da.
2. Nguyên nhân gây ra dị ứng lông chó mèo
Dị ứng lông mèo hay lông chó sẽ xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với một chất lạ như phấn hoa , nấm mốc hoặc vảy da của thú cưng,... Hệ miễn dịch sinh ra các protein được gọi là kháng thể . Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân được cơ thể bạn xác định là yếu tố gây hại. Khi tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng này, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và có các đáp ứng dị ứng.
Thông thường, dị ứng vật nuôi thường xảy ra khi tiếp xúc với các mảnh da chết (vảy da) của con vật nuôi. Bất kỳ loài động vật nào có lông đều có thể là nguồn gây dị ứng, nhưng phổ biến nhất vẫn là dị ứng lông chó mèo.
Dị ứng lông chó hay dị ứng lông mèo là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm mũi dị ứng . Chất gây dị ứng từ chó mèo được tìm thấy trong các tế bào da cũng như trong nước bọt, nước tiểu và mồ hôi của chúng. Nước bọt của chúng có thể dính vào thảm, giường, đồ nội thất và quần áo.
Ngoài chó và mèo, các loài thú nuôi gặm nhấm như chuột, thỏ,... cũng đều có khả năng gây ra dị ứng. Chất gây dị ứng từ động vật gặm nhấm thường có trong tóc, vẩy, nước bọt và nước tiểu.
Ngoài ra còn có các triệu chứng như ho, các biểu hiện trên da như nổi mề đay , bệnh chàm, ngứa da, vùng da dưới mặt sẽ bị sưng và nổi quầng xanh,... Bệnh nhân bị hen suyễn có thể gặp thêm các triệu chứng như: khó thở, tức ngực hoặc đau ngực, có tiếng huýt sáo hoặc tiếng khò khè khi thở ra, bị khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè,...
4. Điều trị dị ứng lông chó mèo
Đương nhiên biện pháp tốt nhất để không bị dị ứng chó mèo chính là không sống cùng với chúng nữa. Tuy nhiên để chia tay một người bạn thân thiết có lẽ không dễ dàng đúng không? Vì vậy bạn có thể sử dụng các thuốc dị ứng để ngăn chặn và triệt tiêu các triệu chứng mà dị ứng lông chó mèo gây ra.
5. Cách phòng tránh dị ứng lông chó mèo
Ngoài ra, còn một số cách đơn giản trong lối sống hàng ngày có thể giúp bạn phòng tránh dị ứng lông chó mèo cực kì hiệu quả đấy:
- Không nên để chó mèo vào phòng ngủ của bạn, bỏ ngay thói quen ngủ cùng chúng nhé!
- Vệ sinh và cọ rửa các bức tường và đồ gỗ trong phòng. Luôn giữ bề mặt trong nhà sạch sẽ và gọn gàng
- Nếu bạn dùng thảm, hãy chọn những loại thảm mỏng và giặt thảm thường xuyên. Thường xuyên hút bụi cho nhà cửa sạch sẽ
- Nhớ đeo khẩu trang lúc hút bụi
- Thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi
- Lắp thêm một máy lọc không khí kết hợp để giúp loại bỏ chất gây dị ứng chó mèo từ không khí
- Tắm cho chó mèo mỗi tuần để chúng sạch sẽ, giảm nguy cơ gây ra dị ứng chó mèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dị ứng thú cưng. Viện y học ứng dụng Việt Nam. Accessed April 06, 2020.
L.VN.MKT.06.2021.1461