Bụi bặm, nấm mốc hay những bào tử phấn hoa luôn tồn tại xung quanh không gian sống của bạn, và chúng hoàn toàn có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng . Để luôn giữ cơ thể khỏe mạnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao bạn lại gặp các bệnh dị ứng và bỏ túi các mẹo giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

1. Các nguyên nhân gây dị ứng phổ biến

Bạn có biết không khí tồn tại đến hơn 200 chất gây dị ứng khác nhau và không phải ai cũng hiểu rõ vì sao mình lại bị dị ứng. Các nguyên nhân gây dị ứng trong không khí được chia thành bốn loại chính: lông vật nuôi, mạt bụi , bào tử nấm mốc và phấn hoa từ cây cối, cỏ dại.

Vì phân tử của các chất gây dị ứng này rất nhỏ và nhẹ nên chúng dễ dàng di chuyển trong không khí và dính vào quần áo, bề mặt da hay dính trên tóc của bạn. Do đó, nếu bạn có sức đề kháng yếu thường sẽ dễ bị kích ứng với nhiều các tác nhân khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số người chỉ dị ứng với một tác nhân gây dị ứng cụ thể như dị ứng lông chó mèo, hay dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ.

an outline of a cloud

2. Các loại dị ứng thường gặp

Cơ thể bạn thường xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nhưng đôi khi lại không hiểu rõ mình đang gặp loại dị ứng nào. Để có cách phòng tránh bệnh dị ứng hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu các loại dị ứng thường gặp để xác định xem đâu là nguyên nhân gây dị ứng, từ đó giúp bạn chủ động ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Dị ứng phấn hoa từ cây cối, cỏ dại

Dị ứng phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng phổ biến mà ít người để ý đến. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài cỏ đều gây ra các phản ứng dị ứng nhưng phấn hoa lại tồn tại ở khắp mọi nơi đặt biệt ở những bụi cỏ dại ven đường và những khu đất trống. Bạn có thể gặp các triệu chứng dị ứng phấn hoa như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mắt hay da bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm.

Để ngăn ngừa nguyên nhân bị dị ứng do phấn hoa, bạn không nên đến những nơi có nhiều cỏ dại và luôn đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với phấn hoa. Ngoài ra, khi trồng cây cảnh hay chăm sóc cho khu vườn nhỏ, bạn hãy thường xuyên tỉa cỏ để ngăn phấn hoa phát triển.

Dị ứng vẩy da thú cưng

Nếu nhà bạn đang nuôi thú cưng và không thường xuyên vệ sinh tắm rửa cho chúng, bạn sẽ rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây dị ứng từ vật nuôi như nước bọt, nước tiểu hay dị ứng lông chó mèo (thực chất là dị ứng các protein có trong vảy da dính trên lông động vật). Vì vậy, bạn nên tắm cho thú cưng mỗi tuần và giữ chúng sạch sẽ, giảm nguy cơ gây ra dị ứng chó mèo.

Dị ứng nấm mốc

Nấm mốc có thể được tìm thấy trong nhà hoặc ngoài trời và phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, độ ẩm không khí cao. Nấm mốc phát tán bằng cách giải phóng các bào tử nhỏ vào không khí gây dị ứng . Đây là một trong các nguyên nhân gây dị ứng ở những khu vực ẩm thấp trong nhà của bạn. Bạn sẽ thường bắt gặp các loại nấm mốc gây dị ứng phổ biến như:

  • Stachybotrys: Đây là loại nấm thường xuyên gây ra nấm mốc đen trong nhà.
  • Alternaria: là loại nấm phát triển mạnh trên gỗ, thực vật và thảm thực vật.
  • Aspergillus: thường phát triển trong những nơi ủ đống lá rụng hay những nơi ẩm ướt.
  • Cladosporium: Loại nấm này thường mọc trên đất và phân hủy thành các chất hữu cơ.
  • Penicillium: Phát triển mạnh trên những thức ăn cũ, bị ôi thiu và lên men.

Để ngăn ngừa tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển trong nhà, bạn hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa, luôn giữ nhà bếp, nhà vệ sinh hay những nơi có vòi nước được khô thoáng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng loại thuốc diệt nấm mốc ở những nơi dễ bị ẩm ướt trong nhà như phòng tắm, nơi để máy giặt hay tầng hầm, nhà kho.

Dị ứng mạt bụi

Là một trong những nguyên nhân gây dị ứng phổ biến. Chúng là những con bọ ve siêu nhỏ trú ngụ trong sợi vải của gối, nệm, chăn và thảm. Mạt bụi sống nhờ vào tế bào da chết của người.

Khi bị dị ứng với mạt bụi, bạn có thể chảy nước mũi, mắt bị ngứa và sưng, kèm triệu chứng hắt hơi, viêm mũi . Bạn có thể tìm hiểu thêm viêm mũi dị ứng là gì để tránh các biểu hiện trở nặng. Ngoài ra, cũng có thể dẫn đến các trường hợp nghiêm trọng hơn như hắt hơi liên tục và ho dai hay thậm chí lên cơn hen suyễn rất nguy hiểm.

Để tránh mạt bụi phát triển, bạn hãy thường xuyên giặt ga giường, áo gối. Đồng thời, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thấp sẽ giúp làm giảm hiệu quả lượng mạt bụi trong nhà.

an outline of a cloud

3. Cách làm giảm hiệu quả các triệu chứng dị ứng của bạn

Các tác nhân kích ứng hay các nguyên nhân gây dị ứng có thể tồn tại ở khắp mọi nơi mà bạn khó có thể lường trước được khi nào chúng hoạt động mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, hãy bỏ túi các mẹo làm giảm hiệu quả các triệu chứng dị ứng dưới đây để luôn chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình bạn nhé.

  • Tránh để gió vào nhà

Trời nhiều gió có thể giúp không khí trong nhà thoáng đãng hơn, nhưng nếu nhà bạn ở gần vườn cây hay những nơi nhiều cây cối, hãy đóng cửa sổ để hạn chế phấn hoa từ cỏ cây bay vào nhà. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hay bật máy điều hòa để giữ nhà cửa thoáng mát nhé.

  • Thay quần áo sau khi ra ngoài

Khi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người cũng như bụi bẩn trong không khí, bạn không dám chắc có vi khuẩn hay chất gây kích ứng bám trên người hay không. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình, bạn hãy luôn rửa tay, vệ sinh giày dép, tắm rửa và thay quần áo. Bằng cách này bạn có thể ngăn ngừa tối đa các nguyên nhân gây dị ứng cũng như các bệnh hô hấp khác.

Ăn uống lành mạnh

Để tăng sức đề kháng cũng như giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, bạn hãy xây dựng thói quen tập thể dục, kết hợp bổ sung nhiều rau củ, trái cây như cam, quýt, ổi,... vào mỗi bữa ăn. Cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ giúp giảm khả năng gặp các triệu chứng dị ứng hay cảm lạnh.

Sử dụng thuốc kháng Histamin

Khi mới xuất hiện các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa và chảy nước mắt, bạn có thể tham khảo các loại thuốc kháng histamin để làm giảm nhanh các dấu hiệu dị ứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả nhé. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Tài liệu tham khảo:

  1. Common Plants and Trees That Trigger Allergies. WebMD. Accessed March 24, 2020
  2. Mayo clinic. Dust mite allergy. Accessed September 11, 2021.
  3. Pollen Library: Plants That Cause Allergies. Healthline. Accessed March 24, 2020. 
  4. Ragweed Pollen Allergy. Asthma and Allergy Foundation of America. Accessed March 24, 2020.
  5. WebMD. 12 Natural Ways to Defeat Allergies. Accessed September 11, 2021.

CH-20211123-03