Bệnh dị ứng thật sự rất khó chịu, và thật không may các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ô nhiễm môi trường chính là một trong các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. Môi trường bị ô nhiễm không chỉ làm giảm chất lượng môi trường sống mà còn gây hại đến sức khỏe con người. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem ô nhiễm môi trường tác động như thế nào đến dị ứng và đường hô hấp?

an outline of a cloud

1. Mối liên hệ giữa ô nhiễm và dị ứng  

Các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí là bất kỳ làn khói hoặc khí có thể dễ dàng bắt gặp trong môi trường và có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch có thể khiến người bệnh nhạy cảm hơn với dị ứng và làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất ô nhiễm cộng với chất gây dị ứng làm cho phản ứng trở nên tồi tệ hơn.

Tài liệu tham khảo: Air Pollution and Allergies: A Connection? MedicineNet. Accessed March 25, 2021.

Các nghiên cứu cho thấy rằng ô nhiễm môi trường là một trong các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và có thể làm tăng tần suất dị ứng đường hô hấp. Đặc biệt, đối với những người sống ở thành thị thường xuyên tiếp xúc khói bụi ô nhiễm sẽ chịu tác động nhiều hơn so với dân cư nông thôn. Trẻ em lớn lên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng có khả năng mắc phải các dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Tài liệu tham khảo: Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe. Sở Y tế Tỉnh Nam Định. Accessed March 25, 2021.

bệnh dị ứng
an outline of a cloud

2. Ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe con người là rất lớn vì hơn 90% dân số trên thế giới đang sống trong khu vực có mức chất lượng không khí vượt quá giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chịu mức độ phơi nhiễm cao nhất.

Tài liệu tham khảo: WHO releases country estimates on air pollution exposure and health impact. World Health Organization. Accessed March 25, 2021.

Tại Việt Nam, trong thời gian dịch COVID 19,  trung bình thời gian ở trong nhà của một người tăng khoảng 16%, điều này có thể khiến những người nhạy cảm với các tác nhân trong nhà có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do kéo dài thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Tài liệu tham khảo: Coronavirus: How much more time are people spending at home? Al Jazeera Media Network. Accessed April 27, 2020.

woman suffer nose allergy due air
an outline of a cloud

3. Các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến 

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường có thể khiến các dấu hiệu viêm mũi dị ứng xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy đâu là các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thường gặp có thể kể đến như ô nhiễm dạng hạt, khói thuốc lá, lưu huỳnh đioxit, oxit nitơ và carbon monoxide rất độc hại. 

Tài liệu tham khảo: Allergic diseases and air pollution. Asia Pacific Allergy.. Accessed March 25, 2021.

Ô nhiễm dạng hạt:

Là các mảnh rắn nhỏ hoặc các giọt chất lỏng trong không khí. Bạn cần cẩn trọng với khói xe chạy bằng nhiên liệu dầu diesel vì đây chính là một trong những nguồn ô nhiễm dạng hạt lớn nhất. Chất thải khí từ nhiên liệu diesel có thể làm các bệnh lý hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Tài liệu tham khảo: Particulate Matter (PM) Basics. Environmental Protection Agency. Accessed March 25, 2021.

Khói thuốc lá:

Sẽ tạo ra một chất hóa học bám vào các chất gây dị ứng như phấn hoa , lông tơ và bụi, gây ra các phản ứng dị ứng. Đây là một trong các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. Người lớn tiếp xúc với khói thuốc có thể gặp phải các vấn đề về phổi như tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn,... Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá dễ xuất hiện các triệu chứng như thường xuyên ho, hắt hơi, khó thở, các vấn đề về hô hấp khác.

Tài liệu tham khảo:

  1. Smog: Not an allergan, but an irritant. WebMD. Accessed March 25, 2021.
  2. Ảnh hưởng của khói thuốc lá với sức khỏe trẻ em. Sở Y Tế Hà Giang. Accessed June 30, 2021. 
  3. Thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sở Y Tế Hà Giang. Accessed June 30, 2021. 

Tầng Ôzôn trên mặt đất:

Là hỗn hợp các chất ô nhiễm được tạo ra từ  khí thải hóa học từ các phương tiện giao thông, nhà máy điện và các ngành công nghiệp khác dưới tác động ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao.

Tài liệu tham khảo: Ground-level Ozone Pollution. Environmental Protection Agency. Accessed March 25, 2021.

Lưu huỳnh đioxit:

Là một chất khí không màu, nặng mùi được tạo ra khi đốt than hoặc dầu rất độc hại. SO2 gây ô nhiễm bầu không khí và là một trong những chất gây ra mưa axit làm ăn mòn công trình. Ở nồng độ quá cao, lưu huỳnh đioxit sẽ phá hoại cây cối, làm hỏng lá, ngăn cản sự phát triển bình thường của chúng. Nó cũng là một oxit axit trong các các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp có thể gây khó thở, nóng rát trong mũi, cổ họng và các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ,...

Tài liệu tham khảo: Sulfur dioxide. Queensland Government. Accessed March 25, 2021.
Sulfur Dioxide Effects on Health. National Park Service. Accessed March 25, 2021.

Ôxít nitơ:

Là khí sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Khi tiếp xúc với khí này có thể gây kích ứng mắt và da cũng như hen suyễn. Phơi nhiễm NO2 trong thời gian ngắn có thể làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp dẫn đến các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng hoặc khó thở, đặc biệt là hen suyễn.

Tài liệu tham khảo:

  1. What are Nitrogen Oxides? Tox Town. National Institutes of Health U.S. National Library of Medicine. Accessed March 25, 2021.
  2. Ô nhiễm không khí: nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục. Bộ y tế Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Accessed June 30, 2021.
an outline of a cloud

4. Cách phòng tránh ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

Có một số bước bạn có thể dễ dàng thực hiện để bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và các bệnh dị ứng :

  • Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí hàng ngày trong môi trường sống của bạn. 
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ cơ thể tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. Đặc biệt nếu bị dị ứng nghiêm trọng và chỉ số chất lượng không khí kém, việc đeo khẩu trang và luôn mang nước rửa tay bên người là vô cùng cần thiết.
  • Sử dụng máy lọc không khí và bộ lọc không khí cao cấp để ngăn chặn các chất ô nhiễm dạng hạt và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp có thể có trong nhà bạn.
wearing mask
  • Trồng thêm các loại cây không gây dị ứng trong không gian sống của bạn hay khu vực xung quanh nhà bạn.
  • Gặp bác sĩ nếu các dấu hiệu viêm mũi dị ứng hay các triệu chứng dị ứng của bạn chuyển biến nghiêm trọng hơn.
  • Khi có các triệu chứng dị ứng, bạn hãy nhanh chóng uống thuốc dị ứng để ngăn chặn chúng. 

Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng nghiêm trọng của môi trường đến sức khỏe và có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


LMR-CH-20210727-19

wearing mask