Nhà là nơi bạn sống hằng ngày, nhưng đối với những người thường bị dị ứng do các tác nhân trong nhà thì nhà cũng có thể chính là nguồn gốc gây nên các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc ngứa mắt và chảy nước mắt. Dị ứng do các tác nhân trong nhà có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mọi người thường dành nhiều thời gian ở nhà vào những tháng trời lạnh, vì vậy dị ứng do các tác nhân trong nhà thường nghiêm trọng hơn vào mùa đông.

Lựa chọn loại dị ứng bạn muốn tìm hiểu thêm:

DỊ ỨNG DO THÚ CƯNG

DỊ ỨNG DO BỤI

DỊ ỨNG DO NẤM MỐC

TRIỆU CHỨNG CỦA DỊ ỨNG DO CÁC TÁC NHÂN TRONG NHÀ

outlined runny nose
SỔ MŨI
itchy, watery eyes icon
NGỨA MẮT VÀ CHẢY NƯỚC MẮT
outlined nose sneezing
HẮT HƠI
outline of an itchy nose or throat
NGỨA MŨI HOẶC HỌNG
illustration of nasal decongestion
NGHẸT MŨI
an outline of a cloud

Dị ứng do thú cưng

Tổng quan

Nếu những “người bạn” lông xù khiến bạn bị sổ mũi, ngứa mắt hoặc chảy nước mắt thì bạn cần biết rằng nguyên nhân hoàn toàn không phải đến từ bộ lông của chúng. Chính protein được tìm thấy trong vảy da (tế bào da chết), nước bọt và nước tiểu của động vật mới là yếu tố gây nên các triệu chứng dị ứng của bạn. Những thành phần gây dị ứng này thường bị dính lại trên lông của chúng, nơi chúng ta thường chạm đến nhiều nhất. Các dị nguyên từ thú cưng thường rất nhẹ, chúng có thể được vận chuyển đi xa nhờ không khí hoặc nhờ chính quần áo và lông tóc của con người.

Outlined lightbulb with rays of light

BẠN CÓ BIẾT?

Hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến chó và mèo khi nhắc đến dị ứng do thú cưng. Tuy nhiên, các protein gây dị ứng trong vảy da cũng có thể được tìm thấy ở hamster, thỏ, chuột nhảy, chuột lang và một số loài khác.1

Một số mẹo hay dành cho những người bị dị ứng do thú cưng

  • VẠCH RA KẾ HOẠCH CỤ THỂ
    Trước tiên, bạn cần chú ý đến khả năng tiếp xúc của mình với các loại vật nuôi có thể gây dị ứng . Khi đến thăm nhà một người bạn, trước tiên hãy hỏi xem liệu nhà họ có nuôi thú cưng hay không. Nếu có, bạn có thể mang theo thuốc để đề phòng sự xuất hiện của các triệu chứng dị ứng.
     
  • XÂY DỰNG MỘT KHU VỰC DÀNH RIÊNG CHO THÚ CƯNG
    Nếu là một người bị dị ứng, hãy chắc chắn rằng bạn giữ thú cưng tránh xa phòng ngủ của mình. Thay vì phòng ngủ, bạn có thể xem xét đến việc xây dựng một khu vực dành riêng cho chúng ở bên ngoài.
     
  • TẮM RỬA CHO THÚ CƯNG THƯỜNG XUYÊN
    Nếu bạn có nuôi thú cưng, việc thường xuyên tắm rửa cho những “người bạn” này có thể giúp giảm đáng kể các dị nguyên tồn tại trên cơ thể chúng.
     
  • RỬA TAY
    Sau khi chạm vào thú cưng, bạn tuyệt đối không được đưa tay lên mắt cho đến khi đã rửa tay thật sạch.
     
  • LỰA CHỌN THÚ CƯNG MỘT CÁCH CẨN TRỌNG
    Mèo có thể gây nên nhiều vấn đề về dị ứng hơn so với chó, đơn giản bởi vì chúng thường liếm lông hoặc da của mình nhiều hơn chó. Việc này khiến các dị nguyên từ nước bọt dễ dàng được phủ lên cơ thể của chúng. Một điều bạn cần lưu ý rằng, ngay cả các loài động vật không có lông cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Cá, ốc mượn hồn, cự đà và rùa là những thú cưng phù hợp hơn đối với người dễ bị dị ứng.
an outline of a cloud

Dị ứng do bụi

Tổng quan

Mạt bụi là một tác nhân trong nhà thường gặp có thể gây dị ứng. Mạt bụi được tìm thấy trong các hạt bụi tồn tại khắp nơi xung quanh nhà bạn. Những chú ve siêu nhỏ này sống nhờ vào tế bào da chết của chúng ta, chúng ẩn nấp trong các đồ đạc bằng vải quanh nhà như gối, nệm, vải bọc đồ nội thất, chăn và thảm.

Mạt bụi không cần uống nước, thay vào đó, chúng hấp thụ nước từ độ ẩm trong không khí 2. Đây là lý do vì sao mạt bụi thường phân bố ở những nơi ẩm trong nhà của bạn và gặp nhiều nhất ở những tháng mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở những khu vực nóng ẩm hơn, mạt bụi có thể xuất hiện quanh năm.

Outlined lightbulb with rays of light

BẠN CÓ BIẾT?

Mỗi gia đình trung bình có thể “tích góp” được hơn 18 kilogam bụi mỗi năm.3

Một số mẹo hay dành cho những người bị dị ứng do mạt bụi

  • GIẢM LƯỢNG BỤI TỒN ĐỌNG TRONG NHÀ
    Điều đầu tiên bạn cần làm chính là giặt tất cả drap trải giường và chăn mền một lần mỗi tuần bằng nước nóng (ít nhất 55°C). Tiếp theo, hãy hút bụi thường xuyên với máy hút bụi có bộ lọc HEPA hoặc túi đôi, lau chùi nhà cửa bằng miếng bọt biển hoặc cây lau nhà. Bạn cũng đừng quên đeo khẩu trang và găng tay khi làm vệ sinh nhà cửa để tránh nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên này nhé.
     
  • KIỂM TRA NHÃN MÁC SẢN PHẨM
    Mồ hôi có thể khiến gối, nệm và các đồ nội thất được làm từ cao su bọt trong nhà bị nổi mốc. Vì vậy, để tránh tình trạng này, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ thông tin được ghi trên nhãn mác của các bộ đồ giường trong nhà nhé.
     
  • LỰA CHỌN BAO GỐI, BỌC NỆM VÀ BỌC GIƯỜNG
    Hãy sử dụng các loại bao gối, bọc nệm và bọc giường có khả năng chống dị ứng (ngăn ngừa được các dị nguyên).
     
  • LOẠI BỎ THẢM TRẢI SÀN
    Nếu có thể, bạn nên loại bỏ tất cả những tấm thảm trải sàn trong phòng ngủ của mình.
     
  • CÂN BẰNG ĐỘ ẨM TRONG NHÀ
    Hãy đảm bảo rằng độ ẩm tương đối trong nhà của bạn luôn được duy trì ở mức dưới 50%. Bạn có thể mua máy đo độ ẩm (máy theo dõi độ ẩm) ở nhiều cửa hàng gia dụng, thiết bị này giúp bạn đo được độ ẩm trong nhà của mình. Khi nhận thấy không khí trong nhà quá ẩm, bạn có thể đặt máy hút ẩm ở những khu vực này để giúp kiểm soát và cân bằng độ ẩm.
an outline of a cloud


Dị ứng do nấm mốc

Tổng quan

Dị ứng do nấm mốc gây ra do các bào tử nấm mốc siêu nhỏ giống phấn hoa bay trong không khí. Nấm mốc sản sinh ra bào tử quanh năm và được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt trong nhà như tầng hầm, phòng tắm, phòng giặt đồ, gác mái, trong tủ lạnh hoặc trên bệ cửa sổ. Vì nấm mốc phát triển mạnh trong môi trường ẩm nên các triệu chứng do dị ứng nấm mốc sẽ có thể phổ biến hơn trong những tháng mùa hè, khi thời tiết nóng và tương đối ẩm. Tuy nhiên, ở những khu vực địa lý có thời tiết nóng ẩm thì nấm mốc có thể phát triển quanh năm.

Một số mẹo hay dành cho những người bị dị ứng do nấm móc

  • DỌN DẸP NHÀ CỬA
    Điều đầu tiên bạn nên làm để ngăn ngừa nấm mốc chính là lau dọn phòng tắm, phòng giặt đồ và tầng hầm thường xuyên. Tiếp theo, bạn không nên để đồ đã giặt còn ẩm ở trong máy giặt quá lâu. Thêm vào đó, bạn cũng nên thường xuyên giặt rèm tắm, chà rửa gạch, tường và gương trong phòng tắm bằng các dung dịch diệt nấm mốc. Cuối cùng, bạn hãy chọn cho phòng tắm của mình các loại thảm có thể giặt được bằng máy nhé.
     
  • KIỂM TRA ĐỘ ẨM TRONG NHÀ
    Độ ẩm tương đối trong nhà của bạn cần được duy trì ở mức dưới 50% để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc. Nếu độ ẩm trong nhà quá cao, hãy sử dụng điều hòa không khí và máy hút ẩm. Bạn cũng có thể lắp đặt thêm các loại quạt hút ở phía trên bếp và trong phòng tắm để loại bỏ độ ẩm dư thừa trong quá trình nấu ăn và tắm.
     
  • ĐỪNG QUÊN DỌN DẸP TỦ LẠNH
    Bạn nên thường xuyên dọn dẹp tủ lạnh cũng như các khay chứa nước. Thêm vào đó, các loại thực phẩm hư cần được đem vứt một cách kịp thời để hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc.
     
  • GIỮ NHÀ CỬA SÁNG SỦA
    Nấm mốc không thích ánh sáng mặt trời, vì vậy bạn hãy cố gắng mở hết rèm cửa trong nhà vào ban ngày nhé.
     
  • KIỂM TRA NHÃN MÁC SẢN PHẨM
    Mồ hôi có thể khiến gối, nệm và các đồ nội thất được làm từ cao su bọt trong nhà bị nổi mốc. Vì vậy, để tránh tình trạng này, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ thông tin được ghi trên nhãn mác của các bộ đồ giường trong nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Pet Allergy. Mayo Clinic. Accessed September 10, 2017.
  2. Indoor Year-Round Allergies in Children. Smart Allergy Mom Toolkit®. Accessed September 10, 2017.
  3. Allergy Dust Mites. ENT and Allergy Center of Missouri. University Physicians. University of Missouri Health Center. Accessed September 10, 2017.

​​​​​​​L.VN.MKT.10.2020.1307