Viêm mũi dị ứng là gì? Đây là căn bệnh phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh. Trên thế giới, có khoảng 10 – 15 % dân số mắc các bệnh lý dị ứng đường hô hấp. Tại Việt Nam, viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% trong các bệnh lý về tai Mũi Họng.
Với số lượng người bệnh đông đảo nhưng rất ít người hiểu rõ viêm mũi dị ứng là gì và biết những cách làm giảm viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy cùng tìm hiểu viêm mũi dị ứng là gì và “bỏ túi” cho mình những cách làm giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả trong bài viết dưới đây để có thể ứng biến những lúc cần thiết nhé.
Tài liệu tham khảo: Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn. Hội thảo “Bệnh viêm mũi dị ứng - Cách phòng ngừa điều trị và chăm sóc”. Accessed June 6, 2021.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Trước khi tìm những cách làm giảm viêm mũi dị ứng để phòng bệnh trở nặng, hãy cùng tìm hiểu xem viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là dạng rối loạn dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi xoang tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí như phấn hoa , bụi, lông chó mèo, bông sợi trong quần áo,...
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể tương tự các triệu chứng dị ứng thời tiết bao gồm hắt hơi nhiều lần, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt hoặc đỏ hay ngứa mắt... Bên cạnh đó, cũng có thể làm phát sinh các triệu chứng như đau họng, ho đau đầu, mệt mỏi.
Các cách làm giảm viêm mũi dị ứng tại nhà
Sau khi đã hiểu rõ viêm mũi dị ứng là gì, hãy cùng khám phá những cách làm giảm viêm mũi dị ứng tại nhà để bạn không phải âu lo và thoải mái tận hưởng cuộc sống.
1. Rửa mũi với nước muối
Nghẹt mũi là một trong các dấu hiệu viêm mũi dị ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Để ngăn nghẹt mũi nhanh chóng, nhiều người thường lựa chọn phương pháp rửa mũi bằng nước muối để dễ loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn. Một trong những cách làm giảm viêm mũi dị ứng tại nhà là bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc tự pha dung dịch rửa mũi.
Cách thực hiện:
- Trộn ¼ - ½ muỗng cà phê muối i-ốt và một chút baking soda vào 1- 2 cốc nước cất ấm.
- Sử dụng một bóng mũi, hít một lượng nhỏ dung dịch này vào một lỗ mũi. Giữ miệng mở và thở bằng miệng
- Để dung dịch chảy ra ngoài qua lỗ mũi khác hoặc qua miệng.
- Nhẹ nhàng xì mũi của bạn để loại bỏ chất nhờn dư thừa và dung dịch.
- Thực hiện theo quy trình tương tự này với lỗ mũi khác.
- Lặp lại một vài lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Tài liệu tham khảo: Báo Sức khỏe đời sống. 6 bước rửa mũi giúp giảm triệu chứng cảm lạnh và dị ứng. Accessed June 6, 2021.
2. Sử dụng thuốc kháng histamin
Sau khi tìm hiểu về viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để làm giảm triệu chứng tại nhà. Một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn là sử dụng nước muối biển xịt mũi dành cho người lớn.
Cơ chế gây ra viêm mũi dị ứng là do sự giải phóng histamin từ các tế bào khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích ứng. Histamin tác động lên đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi và thậm chí là khó thở.
Việc sử dụng nước muối biển xịt mũi sẽ giúp làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây kích ứng trong mũi, đồng thời giảm sự giải phóng histamin. Thuốc xịt mũi muối biển còn có tác dụng làm ẩm và giảm viêm niêm mạc mũi, mang lại cảm giác dễ chịu và thông thoáng.
Bên cạnh việc sử dụng muối biển xịt mũi, bạn cũng nên chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú cưng, thời tiết lạnh và một số thực phẩm nhất định. Kết hợp với lối sống lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm mũi dị ứng một cách toàn diện và hiệu quả.
Ưu điểm của việc sử dụng nước muối biển xịt mũi:
- An toàn, tự nhiên và không gây tác dụng phụ
- Dễ sử dụng, tiện lợi và có thể áp dụng tại nhà
- Giúp làm sạch, loại bỏ tác nhân gây kích ứng và giảm viêm niêm mạc mũi
- Mang lại cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho đường hô hấp
- Phù hợp cho cả người lớn và trẻ em
Với những lợi ích tuyệt vời trên, nước muối biển xịt mũi chính là giải pháp lý tưởng để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng. Hãy tự tin áp dụng phương pháp này và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo: Sức khỏe đời sống. Lưu ý khi dùng kháng histamin chữa viêm mũi dị ứng. Accessed August 10, 2021.
Lời kết
Với những cách làm giảm viêm mũi dị ứng đơn giản trên, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh cũng như tránh các hậu quả về lâu dài và giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về viêm mũi dị ứng là gì? Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe! Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Các bài viết chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
LMR-CH-20210907-76